Những lời khuyên giúp cho bạn vượt qua được cuộc phỏng vấn tồi tệ

Jay Canchola, đối tác quản lý nhân sự của Raytheon cho biết: “Nếu ứng viên mình đã làm không tốt trong cuộc , chưa nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng thì họ hoàn toàn có thể “ghi thêm điểm”. Sẽ luôn luôn tốt hơn nếu bạn có động thái cứu vãn tình thế hơn là để người có ấn tượng xấu về bạn. 
Bạn đã từng trả lời hết các câu hỏi phỏng vấn, bạn nghĩ rằng mình đã thất bại? Hãy nhớ rằng: Bạn sẽ có những cơ hội khác – và bạn hoàn toàn có thể thoả hiệp với bản thân để cố gắng hơn trong lần tiếp theo. Sẽ không mang lại lợi ích cho cả bạn và nhà tuyển dụng nếu bạn khoác lên mình một bộ mặt không thể nào chán chường hơn.
 
Tiến sĩ Katharine Brooks, giám đốc điều hành văn phòng tư vấn hướng nghiệp và phát triển bản thân tại Đại học Wake Forest và là tác giả của cuốn “You Majored in What?”, nói rằng: “Cuộc phỏng vấn có kết quả không tốt, có thể sẽ khiến bạn cảm giác xấu hổ, thất vọng và một số trường hợp sẽ dẫn đến trầm cảm. Tất cả chúng ta đều nuôi hy vọng rằng mình sẽ thành công nhưng khi đã đủ trưởng thành, bạn sẽ biết rằng không có gì hoàn hảo cả. Và trong trường hợp này, khi một ứng viên – người rất cần công việc – tạo áp lực cho bản thân khiến cho cuộc phỏng vấn trở nên tồi tệ hơn.”
 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
 
Sylvie Stewart, trợ lý giám đốc dịch vụ tư vấn hướng nghiệp tại Đại học Dayton cho biết: “Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ về chuyện hàng “thế kỷ trước” rồi ước sẽ quay ngược thời gian để sửa chữa sai lầm. Điều này rất bình thường, nhất là đối với người đang tìm việc, họ rất dễ bị tổn thương và xúc động.”
 
“Phỏng vấn thất bại” hàm chứa rất nhiều điều: Ứng viên hồi tưởng lại rằng mình đã thất bại trong phần lớn các câu hỏi; bởi vì bản thân đã không chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn; ăn mặc không hợp lý; đã nói gì không nên nói hoặc đến muộn; hoặc một vấn đề cá nhân nào đó và những điều tương tự. Brooks nói, nếu bạn có đủ thực lực và bạn là điều mà họ cần thì những sai lầm nhỏ ấy sẽ tan biến. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy bạn không phải là người thích hợp nhất cho vị trí này, những sai lầm ấy có thể sẽ khiến bạn trở nên thậm tệ hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên thử.
 
Jay Canchola, đối tác quản lý nhân sự của Raytheon cho biết: “Nếu ứng viên mình đã làm không tốt trong cuộc phỏng vấn, chưa nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng thì họ hoàn toàn có thể “ghi thêm điểm”. Sẽ luôn luôn tốt hơn nếu bạn có động thái cứu vãn tình thế hơn là để người phỏng vấn có ấn tượng xấu về bạn. 
 
“Thái độ “không bao giờ khuất phục” cũng có thể áp dụng trong tình huống này,” Canchola cho rằng: “Vì con người và sự vật không ngừng thay đổi, và nếu bạn cảm thấy muốn gắn bó tại công ty này, bạn nên tiếp tục tạo ấn tượng tốt nhất có thể”. Bạn không bao giờ biết liệu cơ hội sẽ đến với bạn hay không, hãy để kết quả chứng minh.
 
Bạn không thể quay ngược thời gian – bạn cũng không thể thay đổi quyết định của nhà tuyển dụng. Nhưng có một vài điều bạn có thể làm sau khi trải qua thất bại trong buổi phỏng vấn để giúp bạn tránh những sai lầm như vậy trong tương lai, để sửa lại ấn tượng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và, nếu bạn thực sự may mắn, để giúp họ hiểu và bỏ qua những sai lầm của bạn.
 
1. Nghiền ngẫm kinh nghiệm bản thân
 
“Tôi nói chuyện với nhiều sinh viên tin rằng họ đã “bùm” phỏng vấn”, Brooks nói. “Điều đầu tiên tôi làm là yêu cầu họ chỉ ra đã làm tốt điều gì. Điều quan trọng là bạn phải khám phá ra điều gì đã làm tốt rồi hẳn nhìn vào các khía cạnh tiêu cực với thái độ tích cực hơn. Sau đó, tôi hỏi họ muốn thay đổi điều gì. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cách mình giải quyết vấn đề, hãy xác định chính xác bạn đã sai ở đâu, hướng xử lý ra sao”.
 
2. Bài học rút ra được là gì?
 
“Liệt kê những sai lầm mà bạn mắc trong quá trình trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn học được gì? Bạn sẽ làm gì trong thời gian tới.” Stewart nói.
 
Brooks nói:”Điều tốt nhất để “xử đẹp” một cuộc phỏng vấn tồi tệ là hãy xem nó là “một bài tập nhỏ”. Đừng tự tự thương hại mình, cũng đừng coi đó là cái cớ để bạn vuột mất cơ hội phỏng vấn đó hay không ứng tuyển vào vị trí nào khác. Thay vào đó, hãy tự hỏi mình sẽ làm gì khác biệt để chuẩn bị tốt hơn cho lần tiếp theo; tìm ra những thông tin bạn cần phải nói ra mà bạn đã bỏ lỡ; và suy nghĩ về cách bạn sẽ xử lý các câu hỏi phỏng vấn lần tiếp theo.
 
3. Học cách tha thứ cho bản thân
 
“Điều này sẽ giúp bạn trở thành một “game thủ kỳ khôi” trong thời gian tới.” Stewart nói. Sẽ không có kết quả tốt đẹp từ việc chưa xuất quân đã lo thất bại. Hãy để mọi thứ thật tự nhiên – nhưng đừng mang nó theo bên mình quá lâu, sau cú vấp ngã này này, tôi tin bạn sẽ biết mình nên làm gì, quá khứ không thể thay đổi được nhưng bạn vẫn có thể xoay chuyển tương lai mà.
 
4. Hãy đưa ra một lý do hợp lý cho những sai lầm bạn mắc phải trong thư cảm ơn
 
Đừng bao giờ bào chữa, hãy thừa nhận những sai lầm của bạn. “Ví dụ, nếu ứng viên tin rằng câu trả lời của mình không đúng trọng tâm, hãy gửi một bức thư cho nhà tuyển dụng thừa nhận đã hiểu sai câu hỏi. Chắc chắn điều này có thể tạo ra sự khác biệt “, Canchola nói. Tuy nhiên, cũng đừng nên “quá thật thà”, việc này chỉ đem đến cho bạn nhiều bất lợi hơn mà thôi.
 
5. Tận dụng thư cảm ơn để thêm bất cứ thông tin bạn có thể đã quên đề cập đến
 
Brooks nói: “Có thể ứng viên đã quên nói với nhà tuyển dụng một phần quan trọng trong kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn có liên quan. Điều này có thể được khắc phục bằng cách gửi email đến người đã phỏng vấn bạn.” Lời cảm ơn cũng là một nơi tuyệt vời để nhắc nhở phòng nhân sự về những điểm mạnh của bạn hoặc những gì đã làm tốt trong quá trình phỏng vấn. 
 
6. Thông báo cho nhà tuyển dụng về bất kỳ sự xáo trộn bên ngoài nào
 
Theo Canchola nếu cuộc phỏng vấn của bạn không thành công vì bạn đã bị xao lãng bởi một tình huống nghiêm trọng nào đó, hãy gọi điện hoặc gửi e-mail cho nhà tuyển dụng để giải thích. Họ có thể xem xét điều này khi trong quá trình đánh giá bạn có phải là ứng viên thật sự tiềm năng hay không. 
 
7. Không bao giờ nói xin lỗi vì đã biến cuộc phỏng vấn trở nên tồi tệ – hãy nói xin lỗi vì những lần “chệch đường ray”
 
Brooks nói: “Hãy nhớ rằng, bạn không biết nhà tuyển dụng nghĩ gì, và có thể nó không tệ như bạn nghĩ”. Nếu bạn đã xin lỗi người đó – hãy nói rằng: bạn đã vô tình đổ nước vào người phỏng vấn – không có vấn đề gì trong việc lặp lại lời xin lỗi đó.” 
 
Tuy nhiên, nếu bạn nhận ra bạn đã vô tình gọi sai tên nhà tuyển dụng trong lúc trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhưng mãi cho đến khi bạn biết rằng đã gọi cô ấy là Mary thay vì Marie, và bạn nên xin lỗi trong e-mail. Brooks nói: “Đề cập đến việc bạn đã gọi họ bằng một cái tên sai. Ví dụ như: “Người bạn thân nhất của tôi là Mary nên đã gây nên sự cố đáng tiếc này” hoặc chỉ đơn giản “Xin lỗi, tôi đã xưng hô sai tên.”
 
Đừng tự “rơi” vào thế bị động sau khi trải qua hàng loạt các câu hỏi phỏng vấn không thể nào tệ hơn. Hãy cứ lạc quan, tự tin, mọi chuyện điều sẽ có cách giải quyết. Chúc bạn thành công trong công cuộc tìm kiếm việc làm nhé!

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online