Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước đó có phải con đang gặp nguy hiểm tính mạng

Như đã nêu trên, không phải lúc nào mẹ cũng lo lắng khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, vì một số trường hợp trẻ bú mẹ đi hoa cà hoa cải, ra nước là bình thường, đặc biệt trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Việc đi ngoài này đôi khi là tốt vì giúp con đào thải hết chất độc trong cơ thể. 

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, rất nhiều mẹ lo lắng. Liệu có phải trẻ bị tiêu chảy không và cách xử lý như thế nào?

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước có đáng lo?

65501 thay ta cho tre Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước đó có phải con đang gặp nguy hiểm tính mạng

Mẹ cần theo dõi số lần trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ và gây không ít hoang mang, lo lắng cho những ai lần đầu làm mẹ. Theo các bác sĩ, để biết trẻ đi ngoài ra nước có nguy hiểm hay không cần phải tùy thuộc vào chế độ ăn của mỗi bé sơ sinh và nhiều yêu tố khác. Trong đó:

Đến với business thienmy  để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

– Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn: Thông thường, phân trẻ sơ sinh khi bú mẹ sẽ có màu xanh đậm, màu vàng – xanh hoặc đi “hoa cà hoa cải” nghĩa là phân có hạt, màu vàng. Một số trẻ có thể đi phân màu xanh sáng, có bọt, hơi lỏng, nhớt như tảo biển hoặc đi lỏng màu vàng. Đây đều là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh nếu bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, 1 ngày trẻ sơ sinh có thể “xì xoẹt” từ 4-5 lần nếu mới chào đời khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng số lần đi sẽ ít hơn khoảng 3-4 lần. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vài lần trong ngày chưa thể coi là trẻ bị tiêu chảy được nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ, chịu chơi và ngủ tốt. 

– Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ song song sữa ngoài hoặc uống sữa ngoài hoàn toàn thì có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao nếu đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày. Vì thông thường, khi uống kèm sữa công thức, phân trẻ sơ sinh sẽ có màu nâu trung bình, vàng nâu hay xanh nâu do đó, nếu nhận thấy con đi ngoài ra nước liên tục, có màu vàng, lỏng thì cần theo dõi số lần con đi ngoài để thông báo cho bác sĩ và làm xét nghiệm xem trẻ có bị tiêu chảy hay không.

Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ/bú mẹ +sữa công thức/sữa công thức đi ngoài ra nước liên tục, số lần đi trong ngày nhiều hơn 7-10 lần thì cần đưa trẻ đi thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng để để chẩn đoán đúng bệnh. Vì nếu trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải nguy kịch tới tính mạng trẻ nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

2. Làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước?

65502 tre di tieu Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước đó có phải con đang gặp nguy hiểm tính mạng

Nếu trẻ đi trên 10 lần/ngày cần cho con đi khám bác sĩ

Như đã nêu trên, không phải lúc nào mẹ cũng lo lắng khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước, vì một số trường hợp trẻ bú mẹ đi hoa cà hoa cải, ra nước là bình thường, đặc biệt trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Việc đi ngoài này đôi khi là tốt vì giúp con đào thải hết chất độc trong cơ thể. 

Đối với trường hợp trẻ bú mẹ:

– Mẹ chưa cần vội vàng sử dụng thuốc cho trẻ, cho trẻ bú mẹ liên tục để bù nước và đào thải độc tố. 

– Mẹ có thể ăn thêm một số loại thực phẩm tăng kháng thể đường ruột như cà rốt, khoai lang, nước dừa, tía tô… để sữa mẹ có thêm kháng thể cho trẻ.

– Theo dõi số lần con đi tiêu lỏng, nếu đi dưới 10 lần, chịu bú mẹ, chịu chơi và ngủ thì không cần lo lắng. Theo dõi tình hình trẻ trong 2 ngày, nếu vẫn không có gì thay đổi thì đưa trẻ đi khám chuyên khoa.

Đối với trường hợp không bú sữa mẹ hoàn toàn

Trẻ có thể ăn dặm thêm sữa công thức hoặc sữa công thức hoàn toàn, nếu con đi tiêu lòng cần lưu ý vì:

– Trẻ có thể đi tiêu lỏng vì không tiêu hóa được sữa bò. Mẹ chú ý thời gian đi tiêu lỏng, nếu trẻ đi tiêu ngay sau khi uống sữa bò thì cần dừng uống sữa ngay. Nếu cho trẻ uống nhiều thì con có nguy cơ bị tiêu chảy cấp.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc cầm đi lỏng vì có thể gây tắc ruột do phân không đào thải ra ngoài được.

– Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ cần cho trẻ bú liên tục để bù nước.

– Theo dõi số lần đi tiêu, nếu đi trên 5 lần/ngày, phân lỏng như nước, màu vàng, phun thành tia thì cho trẻ đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng hướng.

Ngoài ra, nếu trẻ đi tiêu lỏng, kèm sốt, quấy khóc nhiều, gập người khóc thì cần cho trẻ nhập viện ngay.

Yeutre

Nội – Ngoại Thất
Tin Tức Doanh nghiệp
Tin Tức Giáo dục
Chính sách Kinh Tế
Chuyện Doanh Nhân
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online