Lương ơi, đừng sợ khi biết được cách quản lý lương hiệu quả

Muốn quản lý chi tiêu tốt, phải biết phân bổ thu nhập. Đừng đợi đến lúc có tiền rồi mới tính! Hãy định sẵn trong đầu kế hoạch quản lý và sử dụng hàng tháng, rồi thực hiện theo đó khi lương về.

Bạn có biết cái tên nào được dân văn phòng nhắc đến nhiều nhất không? Không phải CEO, không phải sếp, không phải cô gái xinh đẹp nhất công ty mà chính là LƯƠNG. Chỉ một chữ thôi mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm thương yêu, mong nhớ trong đó! Người ta réo gọi “lương ơi” cũng tha thiết, liên tục và dồn dập như khi hồi hộp đợi một tiếng tin nhắn báo số dư tài khoản, đặc biệt là những ngày ví gần như trống rỗng. Cuối tháng ăn mì gói rồi ta réo tên lương; mắc nợ là ta gọi tên lương; tới kỳ tiền học – tiền nhà – tiền điện nước: tất nhiên phải chờ có lương. Chia năm xẻ bảy, lương được gọi tên để giải quyết cho tất cả các thể loại nhu cầu phát sinh mỗi ngày, mỗi tháng.

Lương mang đến cho ta niềm vui, nhưng lương cũng là niềm đau khi phải chờ đợi. Để rồi mỗi khi lương về thì thắc mắc lớn nhất của hầu hết mọi người lại là: “Ủa sao nhớ mới cầm ở tay trái chuyền qua tay phải đã hết?”. “Rốt cuộc tiền lương của tôi đi đâu rồi” chính là câu hỏi khó trả lời nhất mọi thời đại.

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

 

– Xác định nhu cầu ưu tiên

Trước hết hãy giúp bản thân loại bỏ bớt khó khăn bằng cách tự trang bị tâm thế đúng về vấn đề tài chính và chi tiêu. Nếu hiểu được rằng nhu cầu thiết yếu luôn quan trọng hơn mong muốn hoặc sở thích, bạn sẽ biết phải đầu tư tiền vào đâu và ra quyết định dứt khoát mà ít tốn thời gian hơn. Bắt đầu khám phá chính mình bằng bốn câu hỏi:

  • Tôi mong muốn gì?
  • Tôi thực sự cần cái nào?
  • Tôi có thể chi trả đến đâu?
  • Tôi xứng đáng được hưởng những gì?

Đây là lúc xác định điều kiện và hoàn cảnh thực tế của bản thân nên rất cần bạn suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc cặn kẽ và trả lời trung thực. Dù cho bạn là ai, công việc thế nào, có lẽ kết quả cuối cùng bạn đều phải chấp nhận sự thật đau lòng rằng những gì chúng ta muốn luôn luôn nhiều hơn những gì chúng ta thực sự cần mà lại vượt xa giới hạn tài chính chúng ta có. Với tâm thế đúng, bạn có thể giải phóng tâm tư khỏi những nỗi lo lắng như “thu nhập của mình eo hẹp quá lúc nào cũng thấy thiếu thốn”, hay chán nản vì “tôi kém tài nên không thể có lương cao để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn”.

Xem Thêm:  Top 6 kỹ năng con bạn nhất định phải có để không sợ thất nghiệp trong tương lai

Xu hướng mong muốn nhiều hơn là tất yếu, nên bạn đừng đặt nặng vấn đề hay thất vọng bản thân. Điều cốt lõi quan trọng nhất vẫn là “tôi xứng đáng được hưởng những gì, theo cách như thế nào”. Hãy dựa vào kết quả trả lời bốn câu hỏi trên, xem xét kỹ lưỡng tình huống thực tế mà đưa ra tỉ lệ hợp lý nhất cho các mục đích chi tiêu. Rồi sau đó, với tâm thế tích cực, bạn có thể nỗ lực làm việc nhiều hơn nhằm cải thiện và phát triển bản thân lên tầm cao hơn. Chúng tôi không khuyên bạn bỏ đi, hạ thấp hoặc ngừng lại những ước mơ. Nên phấn đấu cho những khát vọng cao xa, nhưng phải thực tế và tỉnh táo khi quyết định chi tiêu cho các nhu cầu trong hiện tại.

 

– Phân bổ thu nhập

Muốn quản lý chi tiêu tốt, phải biết phân bổ thu nhập. Đừng đợi đến lúc có tiền rồi mới tính! Hãy định sẵn trong đầu kế hoạch quản lý và sử dụng tiền lương hàng tháng, rồi thực hiện theo đó khi lương về.

Có một cách quản lý tài chính rất quen thuộc nhưng hiệu quả chính là quy tắc “6 cái lọ”. Đây là phương pháp tư duy nổi tiếng được chia sẻ bởi T. Harv Eker. Dựa trên nguyên tắc phân bổ thu nhập định kỳ thành các phần ngân sách phục vụ các mục đích khác nhau với tỉ lệ cố định một cách hợp lý, bất cứ ai cũng có thể áp dụng hiệu quả công thức quản lý tài chính cá nhân này.

Áp dụng ý tưởng “6 cái lọ” nghĩa là ngay sau khi lương về bạn lập tức chẻ nhỏ số tiền này thành sáu phần ngân sách cụ thể với tỉ lệ khác nhau. Không nhất thiết phải luôn là 6 mà tuỳ vào mối quan tâm cụ thể, bạn quyết định số lượng “lọ”. Đây là 6 ngân sách phổ biến nhất mà những người quản lý tiền hiệu quả thường duy trì:

1. Nhu cầu thiết yếu (Tối thiểu 50%). Dành cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày như chi phí ăn uống, điện nước, di chuyển, liên lạc, học phí… nên đây là lọ chiếm hơn nửa thu nhập hàng tháng. Tác dụng của tài khoản này là để bạn biết giới hạn chi tiêu, từ đó điều chỉnh lối sống phù hợp.

2. Tự do tài chính (10%). Hay còn gọi là quỹ đầu tư hoặc tiền nghỉ hưu. Khoản dự phòng này nhằm giúp bạn luôn tự do tài chính, chẳng phải lệ thuộc vào bất cứ ai khi không còn đi làm nữa, hoặc tạm xoay sở những lúc khó khăn. Bạn có thể dùng khoản tiền này đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán, lập sổ tiết kiệm hoặc hùn hạp làm ăn nhỏ để sinh lời.

3. Tiết kiệm dài hạn (10%). Là khoản tiết kiệm dành cho những việc lớn trong tương lai, những mục tiêu dài hạn như mua xe, mua nhà hoặc sinh con… Hãy tính xem trong bao lâu thì bạn có thể đạt mục tiêu đó và cố gắng thực hiện. Tác dụng của ngân sách này giúp giữ vững tầm nhìn tương lai và tích luỹ dần dần cho nó.

4. Giáo dục (10%). Đầu tư vào kiến thức sẽ luôn sinh lời, không bao giờ lỗ. Học tập là cách để phát triển bản thân và đầu tư cho tương lai. Xã hội phát triển, chúng ta không thể ở mãi một chỗ. Hãy dành 10% thu nhập cho việc học hành của con cái, bổ sung kỹ năng và kiến thức cho chính bản thân bạn.

5. Giải trí (10%). Hãy cho phép mình trích ra một ngân sách hẳn hoi để tưởng thưởng bản thân. Bạn hoàn toàn xứng đáng được ăn một bữa ngon, mua một đôi giày mới, đi xem phim – nghe nhạc… sau một tháng làm việc vất vả. Đừng cắn rứt hay lo lắng rằng mình chi tiêu hoang phí hay không! Ngân sách này là để bạn tận hưởng những niềm vui, tái tạo năng lượng và tăng động lực làm việc. Nếu bạn không muốn chăm sóc tốt cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của mình, thì ai mới là người làm điều đó?

6. Chia sẻ và cho đi (10%). Đừng vội nghĩ rằng ngân sách này thật không hợp lý khi ta còn chưa đủ tiền dung cho những nhu cầu bản thân. Thực tế, con người sẽ không bao giờ “thấy đủ”. Trong khi những cảm xúc tốt đẹp có được vì bạn sống chia sẻ đôi lúc có dùng rất nhiều tiền vẫn không mua được. Vì thế, thỉnh thoảng hãy làm từ thiện, giúp đỡ người khó khăn hoặc đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Không cần quá nhiều, cũng đừng biến nó thành nhiệm vụ hay gánh nặng, tỉ lệ 10% chỉ là gợi ý. Hãy giảm ngân sách này xuống nếu bạn có rất nhiều thứ phải lo toan, nhưng cố giữ gìn tinh thần bác ái, đùm bọc nhé!

 

– Tạo thói quen giải quyết các khoản “thanh toán ưu tiên” – việc cần làm ngay khi nhận được lương.

+ Kiểm tra phiếu lương: Nhiều người đã không làm việc này vì đinh ninh rằng phòng nhân sự đã tính toán rất kỹ. Vấn đề là đôi khi vẫn xảy ra nhầm lẫn hay sai sót, xuất phát từ nhiều phía. Nên tập thói quen kiểm tra để chắc chắn bạn nhận đúng số tiền thuộc về mình.

Bên cạnh đó, xem xét phiếu lương hàng tháng cũng là cách để bạn nắm rõ cách tính lương thưởng. Thực tế, có không ít người đã đi làm suốt hơn 10 năm nhưng chưa từng thử tự mình tính toán tiền lương, phụ cấp, hoa hồng và các khoản thuế hay bảo hiểm. Biết mình đã ứng đóng thuế TNCN hàng tháng hay chưa, có thể giúp bạn tránh trường hợp cuối năm cảm thấy “mất hết mọi niềm vui” vì phải trích rất nhiều thu nhập ra để hoàn tất quy định bắt buộc này đến nỗi “không còn tiền ăn Tết.

+ Thao tác ưu tiên tiếp theo ngay sau khi kiểm tra tính chính xác của phiếu lương là ngay lập tức trích tiền thanh toán tất cả hoá đơn như điện, nước, net, cáp, thuê nhà… Lý do rất rõ ràng, đây là khoản tiền “chết” hàng tháng mà chúng ta chắc chắn phải chi ra không cần bàn cãi.

+ Đồng thời, nên chừa ngay số tiền dành riêng cho việc ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như giặt giũ, vệ sinh… của cả tháng sắp tới. Đừng chậm trễ một giây nào, nhanh chóng cất nó ra riêng trước khi bạn làm sứt mẻ ngân sách này.

+ Cuối cùng, tranh thủ lấy ra một khoản nhỏ (con số định sẵn) bỏ vàoquỹ dự phòng. Đây chính là một trong những “cái lọ” đã nêu bên trên. Ít thôi cũng được, nhưng thực hiện nhiều lần thành thói quen. Ban đầu có thể bạn thấy mình bị rất nhiều nhu cầu thôi thúc phải lấy nốt khoản này ra dùng đến mức bấn loạn. Nhưng hãy kiên quyết bảo vệ số tiền tiết kiệm này, bởi trong những tình huống cấp bách ngặt nghèo về sau bạn sẽ tự cảm ơn sự quyết tâm của mình.

 

Thêm vào đó, bên cạnh suy nghĩ mức lương phải thoả đáng với công sức làm việc, thì khả năng tạo ra thu nhập của bạn còn cần tương xứng với nhu cầu cuộc sống. Thế nên hãy tìm đến các công cụ đo lường vị trí của bản thân trên thị trường lao động rồi nghiêm túc đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp với  trong thời gian tới. Đừng nhịn ăn nhịn mặc cho vừa với lương, hãy làm việc tốt hơn để có lương cao hơn và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn! Làm tốt điều này bạn hoàn toàn có thể tự hào về giá trị bản thân, để lương không còn là niềm đau và không bị mỏi mòn réo gọi tên mỗi tháng nữa!

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online