Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Đối phó với những điểm yếu: Hiệp Phước có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường và úng lụt. Trong bối cảnh vùng, khu cảng và đô thị tương lai sẽ tạo ra những dải xen kẽ giữa xây dựng và không xây dựng dọc theo sông Soài Rạp (tùy theo thủy chế của sông và ảnh hưởng của dòng chảy đến những cua lõm và lồi, mà một số vùng sẽ thuận tiện cho việc phát triển cảng và đô thị, trong khi những vùng khác không nên xây dựng) tập trung vào những điểm thuận lợi và thuận theo cấu trúc của dòng chảy. Chiến lược đô thị hóa đi đôi với chiến lược bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nhằm giảm thiểu tác động xấu của các hoạt động kinh tế xã hội đến khu vực. Đất cao xen kẽ với đất thấp, nền cảng xen kẽ với rừng ngập mặn (hình(3) bên trái) ổn định vùng bờ và bảo vệ chống xói mòn, chảy dầu và bão quét (hình (3) phải)

 
 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

 

Tháng 8 năm 2007, một cuộc thi quy hoạch được tổ chức bởi công ty quảng cáo công nghiệp Tân Thuận, một công ty nhà nước hỗ trợ phát triển công nghiệp, để quy hoạch cho khu Đô thị cảng Hiệp Phước với quy mô 3.600ha. Nhu cầu di dời cảng thành phố HCM đã dẫn đến quyết định phát triển Hiệp Phước thành khu cảng chính cho cả hàng hóa và hành khách. Dự án có vị trí ở cuối phía Nam huyện Nhà Bè, được bao bọc bởi sông Soài Rạp ở phía Đông và phía Nam và cách khu bảo tồn rừng ngập mặn Cần Giờ qua sông Soái Rạp. Vùng đất Hiệp Phước có giá trị độc nhất vô nhị về cả kinh tế lẫn sinh thái và có liên quan chặt chẽ với yếu tố nước.

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Hình 1: vị trí dự án

Một nhóm cộng tác giữa Việt Nam và châu Âu đã đưa ra phương án dự thi dưới dạng hai phần độc lập và bổ trợ cho nhau. Ví dụ đưa ra ở đây giới thiệu trích đoạn của phần thứ nhất là đóng góp của phía quốc tế, đó là phần ý tưởng thiết kế, phân tích hiện trạng, chiến lược và các kịch bản. Phần đóng góp của nhóm huyên gia Việt Nam là chuyển tải những nội dung này thành dạng masterplan theo quy định của pháp luật hịên hành. Đồ án này là một nghiên cứu khai thác tiềm năng của một cấu trúc cảnh quan hiện hữu – trên cả phương diện văn hóa lẫn vật lý – để có thể chấp nhận một phát triển hoàn toàn mới và rất lớn mà vẫn giữ được sự giao thoa có nguồn gốc văn hóa rất phức tạp giữa thiên nhiên, nước và văn hóa xã hội. Phương án đề xuất – Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hoá và cơ sở hạ tầng – tìm cách thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu công năng, đồng thời thay đổi lối tư duy hình thức thông dụng trong quy hoạch các khu đô thị mới. Thay vì việc nhập khẩu hoặc áp dụng một mô hình có sẵn như thường thấy, nhóm quy hoạch đã tìm cách áp dụng một phương pháp mới trong bối cảnh rất phong phú và phức tạp của khu vực. Cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh này đòi hỏi cần có một nghiên cứu rất tỉ mỉ và đánh giá kỹ điều kiện hiện trạng và bối cảnh của Hiệp Phước, bên cạnh sự am hiểu về các nhu cầu công năng cũng như giải pháp hịên đại để thoả mãn chúng. Bởi vậy, khu vực thiết kế đã được khảo sát để tìm ra những giá trị tiềm ẩn và sau đó bổ sung, nâng cấp để biến nó thành cơ sở để tiếp nhận một nhiệm vụ quan trọng mới là khu đô thị cảng. Chiến lược phát triển được tiến hành song song với chiến lược bảo vệ môi trường và hệ sinh thái để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ những hoạt động kinh tế đến môi trường khu vực. Trong nghĩa đó, chiến lược là một hình thức tái định hình cấu trúc cảnh quan văn hóa đã từng quyết định sự giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên, đất và nước.

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Hình 2:Hiệp Phước trong bối cảnh vùng

Hiệp Phước trong bối cảnh vùng:

Khu cảng mới sẽ được đặt ở phía Nam vùng lõi đô thị và kết nối với đường vành đai mới và một loạt khu công nghiệp (màu tím). Hiệp Phước nằm ở phía Tây khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một vùng bảo tồn sinh quyển quan trọng đã được UNESCO công nhận. Với vị trí chiến lược nằm ở giao điểm giữa vùng phía Nam của Thành phố HCM và biển Đông, nó sẽ trở thành cửa ngõ phía Nam của thành phố.

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Hình 3:Hiệp Phước có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường và úng lụt.

Đối phó với những điểm yếu: Hiệp Phước có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường và úng lụt. Trong bối cảnh vùng, khu cảng và đô thị tương lai sẽ tạo ra những dải xen kẽ giữa xây dựng và không xây dựng dọc theo sông Soài Rạp (tùy theo thủy chế của sông và ảnh hưởng của dòng chảy đến những cua lõm và lồi, mà một số vùng sẽ thuận tiện cho việc phát triển cảng và đô thị, trong khi những vùng khác không nên xây dựng) tập trung vào những điểm thuận lợi và thuận theo cấu trúc của dòng chảy. Chiến lược đô thị hóa đi đôi với chiến lược bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nhằm giảm thiểu tác động xấu của các hoạt động kinh tế xã hội đến khu vực. Đất cao xen kẽ với đất thấp, nền cảng xen kẽ với rừng ngập mặn (hình(3) bên trái) ổn định vùng bờ và bảo vệ chống xói mòn, chảy dầu và bão quét (hình (3) phải) 

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Rõ ràng là định hướng biến đổi của thành phố HCM sẽ thay đổi cơ bản tính chất nông nghiệp của cảnh quan. Sự phát triển của mạng lưới hạ tầng, sự thay đổi mục đích sử dụng đất và việc nhấn mạnh những đầu mối giao thông trong mạng lưới chung sẽ dẫn đến sự mở rộng rất lớn bề mặt bê tông và nhựa đường, làm phá vỡ quan hệ hữu cơ giữa đất và nước. Thêm vào quá trình phát triển này là sự biến đổi có tính toàn cầu do hậu quả của biến đổi khí hậu. Một hệ quả của việc nước biển dâng trên toàn thế giới sẽ là nguy cơ giảm khả năng thoát lũ của các dòng sông và tăng nguy cơ nhiễm mặn. Bởi vậy, chiến lược phát triển cho Hiệp Phước tập trung vào những vấn đề như chất lượng, khối lượng nước cũng như việc quản lý sự đô thị hóa tràn lan. Giải pháp đề xuất dựa trên tiềm lực cấu trúc của cảnh quan và quản lý nước để dẫn dắt đô thị hóa và giữ lại những không gian mở cần thiết. Cảnh quan “tự nhiên” cần được bảo tồn và nâng cấp thông qua những vị trí chiến lược về không gian, môi trường, thị giác và công năng. Đồng thời, bằng cách thêm những yếu tố mới vào cảnh quan hiện hữu, phát triển mới sẽ được định hướng. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn hiện tại, phương án đã chỉ rõ khu nào nên xây trước, khu nào xây sau và ở đâu tuyệt đối không được xây dựng. Quản lý thoát nước và xử lý nước thải cũng là những điểm mấu chốt trong đồ án, và ở mọi chỗ có thể, chúng sẽ được kết hợp để trở thành những không gian công cộng, nghỉ dưỡng. Hệ thống xử lý nước thải được tách biệt hoàn toàn khỏi hệ thống nước tự nhiên (được coi là hệ thống thoát nước đã sạch) và được đảm bảo chống lụt bằng cách gắn kết với những nền cao. Hệ thống này có thể là từng bộ phận tách rời, được đầu tư riêng theo từng dự án, thay vì là hạ tầng công cộng phải đầu tư ngay từ đầu. Để giảm thiểu ngập úng, khu vực bao gồm một phần hấp thụ nước – đó là một phần đất có khả năng thẩm thấu, hấp thụ được nước thừa như một miếng bọt biển – nhờ thế có thể đô thị hóa song song với những quá trình tự nhiên. Một hệ thống xen kẽ giữa vùng đất trũng, rừng ngập mặn và đất cao cho đô thị, bến cảng sẽ cho phép nước vào sâu trong khu vực đô thị mà không ảnh hưởng đến đô thị. Những nền đất cao cần được chuẩn bị trước bằng cách đổ thêm đất để tạo cốt nền đảm bảo an toàn cho công trình và phát triển các công năng đa dạng. Việc thoát nước lũ và điều hòa nước sẽ được thực hiện bằng việc thiết kế hệ thống bể chứa bằng cách đào sâu xuống. Hướng tới cân bằng giữa đào và đắp trong phạm vi đô thị hóa.

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Hình 4: Quản lý nước là công cụ để phát triển

Quản lý nước là công cụ để phát triển:

Hai hệ thống song song được thiết kế để xử lý nước thải công nghiệp và dân dụng với những bể xử lý nước thải công nghiệp trong khu cảng và các bể xử lý nước thải sinh học cho khu đô thị và các cụm làng. Cả hai hệ thống đều được đảm bảo tránh lụt và được kết hợp với hệ thống làm sạch bằng sinh thái đầm trũng.

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầngHình 5: Các kịch bản khác nhau trong quy hoạch chung Hiệp Phước

Các kịch bản khác nhau: Trong quy hoạch chung, không nên đưa ra một viễn cảnh phát triển được giả thiết một cách chắc chắn. Do vậy, nên tránh đưa ra một bản quy hoạch cứng. Thay vào đó, nên đưa ra một cấu trúc động có thể thay đổi tùy theo thực tế kinh tế – xã hội sau này. Đồ án được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư tương ứng với những bước phát triển khác nhau. Sự tái cấu trúc lại không gian mở, thay đổi, chuyển dịch có thể diễn ra (cả về chức năng lẫn vật chất) trong quá trình tiến hoá của không gian xây dựng, sự thay đổi của nhịp độ cũng như thể loại đầu tư sẽ tạo ra một dạng bản đồ quy hoạch động.

VIAP đã chuyển tải những tầm nhìn và chiến lược do nhóm chuyên gia châu Âu đề xuất thành một masterplan (hình trên – bên phải) theo cách làm phổ biến ở Việt nam. Một số cấu trúc không gian cơ bản đã được giữ lại, tuy nhiên cũng có những khác biệt về phát triển vi cấu trúc đô thị .

Ý tưởng thiết kế: Sự biến đổi của cảnh quan khu vực nghiên cứu đã được thiết kế để tạo ra một sự phát triển trong trạng thái luôn thay đổi và dường như không bao giờ hoàn thiện. Năm yếu tố cảnh quan chính được xác định tạo thành tương lai của cảnh quan đô thị, có khả năng hàm chứa những môi trường đa dạng, từ Đông sang Tây là: 1- Một khu đô thị hàng hóa với cấu trúc hạt (hình thái ) cực lớn XL, chuyển dần sang 2- khu đô thị với cấu trúc hạt từ lớn L đến nhỏ S, chuyển qua 3-khu hỗn hợp đến 4- các cụm làng với kích thước hạt cực nhỏ XS. 4 loại hình xây dựng này được kết hợp với 5 là rừng ngập mặn ở phía Nam. Dựa trên 3 trục hạ tầng giao thông chính – khác nhau về kích thước, chức năng và hình thức vận tải mà tạo ra hàng loạt kịch bản khác nhau. Đường sá được xây dựng thành đê trên một cốt hơi cao hơn – trục vận hành cảng ở cốt 2,1m, trục đô thị và đường công viên ở cốt 2,4m và đường Nguyễn Văn Tạo ở cốt 2,1m. Ngoài 3 trục giao thông chính này, một loạt dự án chiến lược, chẳng hạn khu cảng hàng hóa (màu cam) khu công viên đô thị (xanh lá cây) hàng loạt tiện ích công cộng (đỏ tươi) không gian trống (đỏ sẫm), cảng hành khách (đỏ sẫm) và hai khu đất xanh là khu rừng ngập mặn và khu đất trũng nhân tạo (xanh sẫm) sẽ tạo ra khung cấu trúc cho phát triển tương lai.

  Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

Hình 6: Ý tưởng thiết kế

Đại lộ đô thị – đại lộ công viên: Một tuyến giao thông mới được thiết kế, kết nối Hiệp Phước với trung tâm thành phố HCM và đường vành đai, tuyến này hoạt động trên nhiều cấp độ. Dưới dạng một đường công viên, đại lộ này sẽ kết nối trực tiếp sân bay Tân Sơn Nhất với khu đô thị cảng tương lai, kết nối những công năng đô thị quan trọng trên tầm rộng. Những công trình công cộng, tiện ích xã hội và yếu tố cảnh quan sẽ được kết hợp dọc theo tuyến này. Sự phong phú trên mặt cắt của xương sống giao thông này được thiết kế đặc biệt dành cho một hệ thống giao thông mới, tạo ra một không khí hấp dẫn và dễ chịu không những cho phương tiện cơ giới, mà cho cả người đi bộ, xe máy, xe đạp. Thông qua việc thiết lập một đường tàu điện cao tốc, trục đường cảnh quan này không chỉ đặc trưng ở tỷ lệ vì nó cắt qua nhiều mức tỷ lệ khác nhau, mà về ảnh hưởng cũng cùng một lúc trên cả cấp cục bộ lẫn cấp tổng thể đại đô thị. 

 Tham quan dự án khu đô thị cảng Hiệp Phước: Giao cảnh giữa cấu trúc đất tiến hóa và cơ sở hạ tầng

BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 

Bài học về phương pháp và tư duy:

– Trong những năm vừa qua, rất nhiều tỉnh của Việt Nam tìm cách xây dựng cảng quốc tế. Nhiều dự án cảng lại nằm ở  những vùng có tài nguyên thiên nhiên rất giá trị, như: Hạ Long, Vân Phong, Vũng Tàu v.v. và làm ảnh hưởng hoặc tạo nguy cơ ảnh hưởng đến các tài nguyên này, trong khi giá trị kinh tế và năng lực cạnh tranh của nhiều cảng còn chưa thực sự thuyết phục. Hiệp Phước với vị trí ngay cạnh Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ cũng là một vấn đề cần tranh cãi. Đành rằng về kinh tế và vận trù học, đây có thể là địa điểm tối ưu để thay thế cảng Sài Gòn, nhưng vấn đề là tương lai thành phố HCM có thực sự phụ thuộc vào cảng sông hay không. Nói chung, có thể có nhiều con đường để phát triển kinh tế một thành phố lớn, nhưng một tài nguyên như Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ, thì một khi đã mất rất khó phục hồi lại. Trong phạm vi

một đồ án dự thi, đồ án Khu đô thị cảng Hiệp Phước không thể lật lại câu hỏi về sự phù hợp của quy hoạch, mà chỉ có thể tìm cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất trong bối cảnh cụ thể mà thôi.

– Đồ án Hiệp Phước giới thiệu ở đây là một thử nghiệm về áp dụng quy hoạch cấu trúc chiến lược ở Việt Nam. Có thể có nhiều lý do để đồ án này chỉ được giải nhì trong cuộc thi, nhưng việc phương án đoạt giải nhất, do công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) thực hiện, gần như tuân thủ hoàn toàn cách tiếp cận và cách thể hiện thông dụng ở Việt Nam hiện nay, đã phần nào cho thấy khó khăn của việc áp dụng phương pháp mới trên thực tế, nhưng cũng chỉ ra cơ hội, vì dù sao phương pháp này cũng đã bắt đầu được công nhận.

– Đây cũng là một hợp tác khoa học nghiêm túc giữa các chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Sau rất nhiều tranh luận, tuy hai bên có thể thống nhất với nhau về một số điểm cơ bản, nhưng do phương pháp lập quy hoạch và kỹ thuật thể hiện khác nhau nên sản phẩm cuối cùng có rất nhiều nội dung khác nhau. Điều đó cho thấy nhu cầu trao đổi và thống nhất học thuật trong tương lai.

– Ý tưởng cơ bản nhất của đồ án là những kịch bản phát triển linh động và có thể thực hiện từng bước. Nguyên lý này có thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhất là trong các quy hoạch chung, khi mà chủ đầu tư còn chưa được xác định.

– Ý tưởng thứ hai là cân bằng đào đắp, gắn kết cấu trúc đô thị vào mạng nước thiên nhiên, để vừa thích ứng chống lũ, vừa bảo tồn, tôn tạo cảnh quan. Đây là một bài học chung cho gần như toàn bộ các vùng đồng bằng ở Việt nam, nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này có đặc trưng về cảnh quan sinh thái là hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với những vùng trũng, rừng ngập mặn. Người dân Nam bộ từ xưa vốn quen với mùa nước nổi và từ đó hình thành cấu trúc không gian, tập quán văn hóa đặc trưng. Vài thập kỷ qua, khu vực này đã bị quy hoạch và phát triển một cách thiếu nhạy cảm, làm suy giảm bản sắc và tiềm năng cũng như tạo nhiều nguy cơ ngập lụt. Trong tương lai, rất cần thiết phải thay đổi tư duy này.

Bài học về kỹ thuật thể hiện:

– Bài học cơ bản đầu tiên là vấn đề chọn lọc thông tin thể hiện trên bản đồ phân tích liên hệ vùng. Chỉ những cấu trúc nào trực tiếp liên quan đến khu vực nghiên cứu mới được đưa vào. Đối với cảng Hiệp Phước thì đó là hệ thống sông, kết nối đường bộ, hàng không giữa cảng với trung tâm thành phố và các khu công nghiệp chính và khu Cần Giờ – tài nguyên lớn cần bảo tồn.

– Cùng một hệ thống sông được thể hiện trên 3 bản đồ với ba màu khác nhau, diễn đạt rõ 3 vai trò khác nhau của hệ thống này cũng như dự án cảng:

+ Màu vàng cam làm rõ mối quan hệ cấu trúc và văn hóa của hệ thống nước và mạng lưới đô thị vốn hay được thể hiện trên tông màu này.

+ Màu đỏ thể hiện vai trò giao thông, vận tải, cấp thoát, như một hệ tuần hoàn máu.

+ Màu xanh nước là vai trò sinh thái, cảnh quan của nước trong thiên nhiên.

Trong khi đó, khu Cần Giờ được thể hiện kiểu tả thực, cùng màu xanh lá ở mọi bản vẽ, tỏ rõ giá trị lớn nhất và không đổi là sinh thái, cần bảo tồn nguyên vẹn trong mọi trường hợp.

– Về nguyên tắc, tính định hướng không gian có thể được diễn đạt bằng màu trên mặt bằng. Chỉ số quan trọng trong định hướng quy hoạch là độ nén đô thị. Độ nén càng cao thì màu càng đậm, càng rực. Độ nén có thể là mật độ sử dụng cao, dân cư đông, giá trị sử dụng lớn, khối cao tầng, dịch vụ đô thị quan trọng, công năng, thành phần phong phú. Có nghĩa là có rất nhiều cách linh hoạt để đạt đến độ nén, không chỉ là chiều cao công trình hay hệ số sử dụng đất. Nếu diễn đạt bằng hình phối công trình như quy hoạch định hướng không gian của Việt nam thường dùng thì sẽ mất đi nhiều nghĩa. Thậm chí, nếu còn phải tô màu khác nhau vào các khối công trình để có thể phân biệt chính phụ thì là không mạch lạc về nguyên tắc thể hiện. Nói chung, bản vẽ phối cảnh với các khối công trình chỉ có tác dụng khi ta có lý do cụ thể cho ý tưởng về hình thái đô thị như trục, điểm nhấn, đường chân trời v.v. Tuy nhiên, thông thường thì ngay cả những ý tưởng này cũng có thể được làm nổi bật bằng các mặt cắt, mặt đứng, bóng in trên đường chân trời hay các phối cảnh trích từng góc nhìn. Bản vẽ phối cảnh tổng thể dạng mô hình 3D có tác dụng nhiều trong các quy hoạch chi tiết, bảo tồn hơn là tìm và thể hiện ý tưởng trong quy hoạch chung.

[VIAP + OSA + WIT + PROAP]

Nội dung chính trong bài viết được biên tập và tổng hợp từ Sổ tay thiết kế đô thị Việt Nam – Đan Mạch/Chương trình Hợp tác Phát triển trong lĩnh vực môi trường 2005 – 2010/Hợp phần ‘Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU).

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online