Bi hài câu chuyện … xin thôi việc ở công ty

Chia tay công việc, tạm biệt sếp, tạm biệt đồng nghiệp. Tưởng chừng đó chỉ là một quyết định cá nhân nhưng thực ra lại ảnh hưởng rất nhiều tới tập thể, vì vậy hành trình để thôi việc “êm đẹp” vô cùng kì công và xung quanh chủ đề này cũng có vô vàn câu chuyện khôi hài!

Có nhu cầu “tìm việc” thì cũng có nhu cầu “thôi việc”, thậm chí còn éo le và căng thẳng hơn nhiều lần do xu hướng nhảy việc của giới trẻ và tính chất nhạy cảm của quyết định. 

Có anh bạn chia sẻ nghỉ việc cũng rắc rối chả kém gì chia tay người yêu. Thật vậy, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũng đầy đủ hỉ nộ ái ố và lý do nghỉ việc cũng rắc rối chả kém gì việc lý do kết thúc một mối tình.

Bạn cảm thấy chán nản, không còn hứng thú làm việc, bạn tìm thấy một môi trường tốt hơn hay đơn giản chỉ là bạn quá … lười và muốn có một khoảng break – time không công việc để nghỉ ngơi. Tất cả yếu tố đều có thể dẫn tới một quyết định: Nghỉ làm thôi!

 

Chia tay công việc, tạm biệt sếp, tạm biệt đồng nghiệp. Tưởng chừng đó chỉ là một quyết định cá nhân nhưng thực ra lại ảnh hưởng rất nhiều tới tập thể, vì vậy hành trình để thôi việc “êm đẹp” vô cùng kì công và xung quanh chủ đề này cũng có vô vàn câu chuyện khôi hài!

 Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàngtìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự

Trăm phương ngàn kế để được … nghỉ việc

Ai cũng muốn có một cuộc “chia tay” êm đẹp nhưng có trăm ngàn lý do để thực tế không diễn ra như những gì bạn muốn.

Linh (26 tuổi, Hà Nội) là một nhân viên kinh doanh có năng lực, có kinh nghiệm, đem đến nhiều hợp đồng béo bở cho công ty, được cấp trên tin tưởng. Tuy nhiên sau khi nhận được một lời mời hấp dẫn để phát triển sự nghiệp ở một công ty cùng lĩnh vực, Linh bày tỏ mong muốn được kết thúc công việc ở công ty hiện tại thì môi trường làm việc bỗng thay đổi 180 độ và trở thành ác mộng.

Xem Thêm:  Top 7 cẩm nang để làm việc cùng với sếp nhỏ tuổi hơn mình

“Một tháng cuối làm việc ở công ty cũ là trải nghiệm nhớ đời với mình, cấp trên đối xử với mình như là “kẻ tội đồ” “kẻ phản bội” vậy. Thường xuyên cạnh khóe, bắt bẻ những lỗi rất vô lý và trách mắc mình vô cơ. Mặc dù mình đã tự nhủ phải trách nhiệm, hoàn thành hết các project nhưng đồng nghiệp không tin tưởng mình nữa, ai cũng dè chừng, thậm chí không tôn trọng mình. Công sức ở những hợp đồng cuối đều bị cướp trắng. Cuối cùng môt tháng cuối chỉ biết lên công ty rồi làm ba thứ lặt văt, không dám nói năng vui vẻ gì. Người ta hay khuyên là muốn nghỉ việc thì nên nghỉ luôn, không nên thông báo sớm làm gì, mình cứ thấy không được chuyên nghiệp. Bây giờ mới biết mình có muốn chuyên nghiệp người ta cũng chả cho…”

Ở trường hợp khác, Đạt muốn tránh lâm phải tình trạng của Linh nên đã quyết định áp dụng vài “mẹo thôi việc” học được của bạn bè.

“Nguyên một tháng ngày nào mình cũng tới muộn, lúc nào cũng mệt mỏi, chán nản. Lúc đồng nghiệp và sếp để ý thì mình bắt đầu thực hiện kế hoạch “tâm sự”, kể khổ, gia cảnh khó khăn không tiếp tục làm việc được. Mưa dầm thấm lâu, sếp cũng thông cảm cho mình. Thậm chí còn làm quyết định cho nghỉ việc để mình nhận trợ cấp thất nghiệp cơ. Chỉ sợ sau này gặp lại thì ngại vì người ta biết mình dùng tiểu xảo, không thật thà”

Câu chuyện khác lại được chia sẻ từ phía nhà tuyển dụng, anh Đạt (30 tuổi, Tp.HCM) CMO của một startup công nghệ trẻ kể về kỷ niệm nhớ đời.

“Công ty mình toàn những bạn trẻ, mình biết các bạn trẻ thì đều muốn vui vẻ làm việc nên mình cũng tạo điều kiện cho các bạn thoải mái. Mình tổ chức cho các bạn đàn hát vui chơi, cả team rất ăn ý, gắn kết, làm việc hiệu quả. Nhưng khổ một nỗi đoàn kết làm việc thì cũng đoàn kết… nghỉ việc. Một bạn xin nghỉ là đồng loạt nghỉ hết. Các bạn bảo làm việc với nhau quen rồi, không có … không chịu nổi. Cuối cùng trong vòng 1 tháng mà mình phải tuyển lại 100% nhân sự team…”

Nghỉ việc rồi vẫn … chưa hết chuyện

Khi bạn đã bày trăm phương ngàn kế để nghỉ việc và nghỉ thật. Không còn làm việc ở công ty đó nghĩa là bạn 100% không còn liên quan tới nó, thậm chí đây mới thực sự là lúc sóng gió bắt đầu.

“Mình nghỉ việc từ tháng 8, tới bây giờ là tháng 11, cũng đi làm ở công ty mới rồi mà công ty cũ vẫn chưa thanh toán lương cho mình nữa. Ngày nào cũng gọi thì cũng ngại, nhưng mà sinh viên vừa ra trường cũng có lúc … túng. Hôm trước lại hỏi thì chị kế toán có chuyển cho … một nửa. Xong bảo là công ty dạo này khó khăn, thông cảm. Nhưng mà  ngày xưa lúc mình còn làm lương không bao giờ chậm nửa ngày… bây giờ đi rồi không gặp được nhau thì…”

 

Hơn cả chia sẻ của Thành (23 tuổi, Hà Nội), một copywriter trẻ vừa ra trường ở trên thì Nhung (25 tuổi, Hà Nội), một bạn cũng đã có kinh nghiệm đi làm tương đối còn có trải nghiệm đáng nhớ hơn.

“Mình làm việc ở một công ty game cũng lớn chứ. Môi trường cạnh tranh căng thẳng thì không có gì phải bàn. Sau khi mình lấy chồng, sinh con một thời gian thì quyết định nghỉ việc để tìm môi trường thoải mái hơn. Thế là người ta trả lời thẳng thắn là … không trả lương tháng cuối luôn, cũng không thanh toán các khoản trợ cấp sinh nở gì. Bảo là quy định công ty nó thế, nghỉ việc thì hết phúc lợi. Mình thì chẳng muốn đôi co làm gì cho mêt nên thôi, cạch mặt…”

Không chỉ “giam” lương, còn nhiều bạn trẻ tâm sự kết thúc  công việc cũ họ còn bị làm khó nhiều trong khâu giấy tờ thủ tục. “Giam” sổ bảo hiểm, “giam” bằng tốt nghiệp, “giam” cả quyết định cho thôi việc.

Xin thôi việc cũng là … văn hóa

Làm tử tế thì cũng phải rời đi tử tế. Ai cũng hiểu được điều này nhưng không phải ai cũng sẵn sàng và dũng cảm để áp dụng.

Tuyển dụng tử tế lại gặp nhân viên không tử tế. Nhân viên tử tế lại gặp nhà tuyển dụng không đàng hoàng. Thành thực mà nói đây luôn là mối quan hệ hai chiều, cần sự chỉnh chu từ cả hai phía.

“Những người thông minh sẽ rời bỏ công việc một cách có trách nhiệm và thân thiện. Họ chắc chắn sẽ không phá vỡ chiếc cầu nối, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũ“, chuyên gia quản trị kinh doanh Suzy Welch chia sẻ.

Giống như vậy, một doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ không bao giờ phá hỏng hình tượng, văn hóa của mình chỉ vì 1,2 hai trường hợp thôi việc.

Suy cho cùng hãy luôn tự chủ và trách nhiệm với quyết định, hành xử của mình. Đừng lấy sự không chuyên nghiệp của đối phương là lý do khiến bản thân méo mó. Cho dù bạn là nhân viên hay nhà tuyển dụng, là người được lợi hay bị hại, là kẻ ở lại hay người ra đi trong mối quan hệ này thì cũng hãy nhớ cho mình câu thần chú: Thái độ tạo nên sự chuyên nghiêp! Chuyên nghiệp định hướng sự nghiệp! 

Trong quãng đời sự nghiệp rất dài phía trước chúng ta chắc chắn sẽ có cơ hội gặp lại nhau, vậy nên hãy luôn giữ cho mình hình ảnh đẹp

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Link Sopcast Xem Bong Da Xem Bong Da Online